Bao bì không chỉ đơn thuần là hình dáng bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi thiết thật của người tiêu dùng nên nghệ thuật cũng phải ở trong một khuôn khổ nhất định. Cái tài của nhà thiết kế là ở chỗ dù bị ràng buộc trong một cái khung chật hẹp mà vẫn có thể sáng tạo không ngừng. Trong các ràng buộc về pháp lý ảnh hưởng đến việc thiết kế bao bì, các nhà thiết kế cần chú ý tới yếu tố: nhãn phụ đối với sản phẩm nhập khẩu. Một trong những yếu tố quan trọng của thiết kế bao bì.
Khi một sản phẩm đã được đưa ra thị trường, thông thường bao bì đã được thiết kế hoàn chỉnh. Toàn bộ các yếu tố như màu sắc, bố cục, hình ảnh… đã được cân nhắc và tính toán. Do đó, đối với những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về, các nhà thiết kế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phải bổ sung nhãn phụ bằng tiếng Việt. Theo khoản 3, điều 10, nghị định 89/NĐ-CP, doanh nghiệp phải bổ sung nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nếu trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và vẫn phải giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa.
Lựa chọn một vị trí thích hợp để ghi nhãn bằng tiếng Việt là điều không dễ dàng khi mà trên hàng hóa và bao bì đã trình bày hết những vị trí dễ quan sát, không còn đủ chỗ để gắn nhãn phụ mà không che lấp nhãn gốc. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức thiết kế lại toàn bộ bao bì bằng tiếng Việt, nhưng chi phí bỏ ra sẽ vô cùng tốn kém, và đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Những sản phẩm có kích cỡ rất nhỏ, như mỹ phẩm (son, bút kẻ mắt…) việc dán thêm nhãn mới có thể che lấp cả nhãn gốc, do vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách “lờ đi” quy định của luật pháp.
Những doanh nghiệp kinh doanh bài bản và có chiến lược xây dựng thương hiệu lâu dài dường như đã thấy được điều này khi thực hiện đặt hàng nhà sản xuất ngay từ nước ngoài việc thiết kế bao bì sản phẩm có in tiếng Việt. Các sản phẩm sữa bột là một ví dụ điển hình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét