Ông Bạch Quốc An - Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế (Bộ Tư pháp) cho hay, đối với vấn đề hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện nay, không phải doanh nghiệp không quan tâm mà là doanh nghiệp có quan tâm, có nhận biết nhưng do nguồn lực không đủ, vốn yếu, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, khoa học công nghệ còn thiếu nên việc đầu tư cho sản xuất, nhất là các sản phẩm về nông sản đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao của các quốc gia là một vấn đề khó.
Xuất khẩu hàng hóa vào Indonesia cần lưu ý hàng rào kỹ thuật |
“Hiện nay Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính, nguồn lực con người để đầu tư rất mỏng. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường xuất khẩu cũng là một trở ngại đối với các doanh nghiệp”, ông Bạch Quốc An nói.
Riêng đối với thị trường Indonesia, năm 2014, thương mại hai chiều giữa hai nước đạt gần 5,4 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia chủ yếu các mặt hàng như điện thoại và linh kiện, sắt thép, máy móc thiết bị, phụ liệu dệt may, hóa chất, cà phê, gạo, chè… trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng điện thoại và linh kiện, chiếm tới 35,4% tổng kim ngạch, đạt 199,3 triệu USD, tăng 66,16%. Mặt hàng xuất nhiều đứng thứ hai sang Indonesia là sắt thép các loại đạt 95,1 triệu USD, tăng 103,08%...
Là quốc gia có mối quan hệ thương mại bền vững với Việt Nam, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại của Indonesia đã trở thành những kiến thức thương mại không thể thiếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Văn phòng TBT thuộc Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường – Bộ khoa học và công nghệ, đối với thị trường Indonesia, các doanh nghiệp cần chú trọng trước tiên vào nhãn mác, bao bì.
Theo đó, việc sử dụng nhãn bằng tiếng Bahasa Indonesia là bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hóa. Ngoài trừ những từ không có tiếng Indonesia thay thế. Việc ghi nhãn ’Halal’ theo quy định của hai Bộ: Bộ Y tế và Bộ Tôn giáo.
Nhãn sản phẩm thực phẩm phải đảm bảo các yếu tố: Ghi sản phẩm đã đăng ký và có mã số sản phẩm (mã số ML) do Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược cấp; Ghi thời hạn sử dụng; Ghi bằng tiếng Indonesia; Ghi tên và địa chỉ đầy đủ của nhà nhập khẩu; Nếu là sản phẩm Halal phải có giấy chứng nhận của cơ quan được Hội đồng Hồi giáo Indonesia cho phép.
Trong đó, phẩm màu sử dụng trong thực phẩm phải được quy định trong các quy chuẩn ghi nhãn riêng.
Đối với nhãn cho dược phẩm phải đảm bảo các yếu tố: Ghi bằng tiếng Bahasa Indonesia; Ghi nước xuất xứ; Nguồn gốc thành phần; Khối lượng và số đăng ký (số đăng ký KL do Bộ Y tế cấp); Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu; Hướng dẫn sử dụng / liều lượng; Thành phần; Giá trị năng lượng trên liều dùng; Nồng độ cồn (nếu có); Tác dụng phụ và cảnh báo (nếu có).
Đối với thực phẩm chức năng, việc đăng ký phải kèm theo các văn bản: Giấy chứng nhận an toàn và thử nghiệm cảm quan, vật lý-hóa học, vi sinh vật, kim loại nặng, tiền chất…do phòng thử nghiệm được của Cơ quan quốc gia về kiểm soát thực phẩm và dược phẩm (NADFC) chỉ định; Giấy chứng nhận kiểm tra độc tính từ nước xuất xứ và hoặc từ phòng thí nghiệm do NADFC chỉ định.
Mỹ phẩm và các sản phẩm vệ sinh có các yêu cầu về hồ sơ sản xuất, phân phối, nhãn mác, bao bì và quảng cáo như: Giấy chứng nhận hợp lệ về Quy chế thực hành Sản xuất Tốt (GCM) của nước xuất xứ và được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự Indonesia chứng thực; Giấy chứng nhận bán tự do (CFS) do cơ quan chính phủ ở nước xuất xứ cấp và được Đại sứ quán hoặc Lãnh sự Indonesia ở nước xuất xứ chứng thực.
Nhà xuất khẩu cần thông báo cho các nhà nhập khẩu và các cơ quan sở tại về các thay đổi, nếu có.
Song song cùng nhãn mác là các quy định về bao bì. Theo quy định của Indonesia, hàng hóa phải được đóng gói chắc chắn trong bao bì tiêu chuẩn xuất khẩu và các mặt hàng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm cần được xử lý thích hợp và đóng gói để tránh hư hỏng. Một số mặt hàng như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may và các mặt hàng tiêu dùng phải đóng gói trong bao bì gốc của nhà sản xuất. Mặt bên ngoài của từng bao gói phải được dán nhãn ghi chủng loại hàng hóa và số lượng hoặc khối lượng hàng hóa bên trong.
Một số hàng rào kỹ thuật với từng ngành cụ thể
Với các nhà kinh doanh mặt hàng gia súc, các loại thuốc, thực vật sống, hạt giống, rau quả,.v.v. cần có thêm các giấy chứng nhận đặc biệt khi đưa sản phẩm vào Indonesia:
Nhà xuất khẩu gia súc phải có giấy kiểm dịch và có chứng nhận Halal.
Thuốc nhập khẩu phải có phiếu phân tích của nhà sản xuất kèm theo tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Indonesia đối với thuốc không cần đơn bác sỹ.
Các nhà bán lẻ chỉ được bán thuốc có pa tăng cho các công ty được công nhận (các nhà bán lẻ không được đóng gói lại hoặc pha trộn).
Cây trồng, hạt giống và vật liệu cây trồng khác phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo đó xác nhận không có sâu bệnh.
Trái cây và rau quả phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xác nhận không có ruồi giấm.
Cũng như nhiều quốc gia khác, Indonesia đặc biệt coi trọng sức khỏe cộng đồng do đó rào cản kỹ thuật thương mại về sức khỏe cộng đồng của Indonesia tương đối khắt khe
Nhà xuất khẩu gia súc phải có giấy chứng nhận có kiểm dịch của cơ quan nước xuất xứ. Gia súc phải được giết mổ theo quy định Halal.
Các loại trái cây tươi và rau quả phải đáp ứng các quy chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRL).
Trái cây tươi phải được giữ lạnh trong 17 ngày ở 2.8 độ C hoặc thấp hơn, trước khi nhập khẩu.
Sản phẩm động vật chỉ được nhập khẩu nếu cơ quan Indonesia cho phép.
Chính sách dược phẩm quốc gia năm 1993 khẳng định công ty nước ngoài có thể đăng ký dược phẩm thuốc theo toa nếu họ sử dụng thiết bị được thiết kế với một thành phần công nghệ cao và được thừa nhận bởi ngành công nghiệp y tế và là sản phẩm nghiên cứu của chính công ty đăng ký.
Tất cả các sản phẩm thực phẩm và đồ uống phải được đăng ký tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quốc gia Indonesia (BPOM). Thời gian đăng ký có thể mất đến 50-60 ngày.
Với các nhà kinh doanh mặt hàng gia súc, các loại thuốc, thực vật sống, hạt giống, rau quả,.v.v. cần có thêm các giấy chứng nhận đặc biệt khi đưa sản phẩm vào Indonesia:
Nhà xuất khẩu gia súc phải có giấy kiểm dịch và có chứng nhận Halal.
Thuốc nhập khẩu phải có phiếu phân tích của nhà sản xuất kèm theo tài liệu hướng dẫn bằng tiếng Indonesia đối với thuốc không cần đơn bác sỹ.
Các nhà bán lẻ chỉ được bán thuốc có pa tăng cho các công ty được công nhận (các nhà bán lẻ không được đóng gói lại hoặc pha trộn).
Cây trồng, hạt giống và vật liệu cây trồng khác phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo đó xác nhận không có sâu bệnh.
Trái cây và rau quả phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xác nhận không có ruồi giấm.
Cũng như nhiều quốc gia khác, Indonesia đặc biệt coi trọng sức khỏe cộng đồng do đó rào cản kỹ thuật thương mại về sức khỏe cộng đồng của Indonesia tương đối khắt khe
Nhà xuất khẩu gia súc phải có giấy chứng nhận có kiểm dịch của cơ quan nước xuất xứ. Gia súc phải được giết mổ theo quy định Halal.
Các loại trái cây tươi và rau quả phải đáp ứng các quy chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu tối đa (MRL).
Trái cây tươi phải được giữ lạnh trong 17 ngày ở 2.8 độ C hoặc thấp hơn, trước khi nhập khẩu.
Sản phẩm động vật chỉ được nhập khẩu nếu cơ quan Indonesia cho phép.
Chính sách dược phẩm quốc gia năm 1993 khẳng định công ty nước ngoài có thể đăng ký dược phẩm thuốc theo toa nếu họ sử dụng thiết bị được thiết kế với một thành phần công nghệ cao và được thừa nhận bởi ngành công nghiệp y tế và là sản phẩm nghiên cứu của chính công ty đăng ký.
Tất cả các sản phẩm thực phẩm và đồ uống phải được đăng ký tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quốc gia Indonesia (BPOM). Thời gian đăng ký có thể mất đến 50-60 ngày.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét